Lưu truyền Bạch Xà truyện

Tây Hồ nam tháp ký: Bạch Nương Tử là loại bạch xà tinh chuyên ăn thịt thanh niên nam tử

Bạch Xà truyện được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc, ban đầu là truyền miệng, sau đó nhiều hình thức truyền bá dân gian xuất hiện như bình thoại, thuyết thư, đàn từ xuất hiện, dần dần được chuyển thể thành kịch. Sau này còn có tiểu thuyết, sau Dân quốc còn có ca kịch, kịch Đài Loan, truyện tranh. Đến hiện đại Bạch Xà truyện còn được quay thành điện ảnh, cải biên thành múa hiện đại, tiểu thuyết kiểu mới... Tên gọi Bạch Xà truyện có thể xuất hiện vào cuối thời Thanh, trước đó không có tên gọi cố định nào.

Bạch Xà truyện không chỉ phổ biến ở Trung Quốc, ở Nhật Bản còn được chuyển thể thành phim hoạt hình. Có ý kiếncho rằng truyền thuyết Bạch Xà truyện có liên quan đến Ấn Độ giáo. Chuyện sáng thế trong Ấn Độ giáo cũng bắt đầu từ hai con rắn lớn (Naga) khuấy động sữa biển. Ở Đông Nam Á cũng có các câu chuyện tương tự như Bạch Xà truyện, ví dụ như Chu Đạt Quan ở thời Nguyên trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký có ghi chép chuyện quốc vương Chân Lạp có một "thiên cung", đêm đêm lên tòa tháp vàng ở thiên cung giao hợp cùng nữ nhân do xà tinh hóa thành[1], là nguyên mẫu của chuyện người và rắn giao cấu với nhau. Ngoài ra, nhân vật Lamia của John Keats năm 1819 là do rắn biến thành. Sau đó cùng thanh niên Menippus Lycius kết làm vợ chồng, trong đêm cưới De Vita Apollonius khám phá ra Lamia là rắn.

Ngoài ra, trong các thoại bản của những người kể chuyện cung đình thời Nam Tống có chuyện Song ngư phiến trụy, trong đó đề cập đến Bạch Xà và Thanh Ngư tu luyện thành tinh dưới đáy Tây Hồ, gặp và yêu Hứa Tuyên (không phải Hứa Tiên), trộm bạc của quan, mở hiệu thuốc... các tình tiết tương tự như Bạch Xà truyện sau này. Trong các tác phẩm văn học khác cũng có các câu chuyện tương tự, vì vậy một số học giả rằng Bạch Xà truyện có thể là do truyền thuyết Trung Quốc pha trộn với thần thoại Ấn Độ mà thành.

Nhà Hán học Pháp Stanislas Julien đã từng dịch Bạch Xà truyện sang tiếng Pháp.